Đái dắt là bệnh gì
Đái dắt là bệnh gì, đái dắt hay tiểu dắt là hiện tượng đi đái nhiều lần trong một ngày, lượng nước tiểu của mỗi lần rất là ít chỉ có vài giọt, đôi khi không có giọt nào, nhiều lúc mới đi đái xong lại muốn đi nữa. Thỉnh thoảng còn kèm theo cảm giác buốt, rát và đau tức ở vùng bụng dưới hoặc niệu đạo.
Thông thường khi nước tiểu trong bàng quang đầy (250 – 300ml) thì nó sẽ co bóp và có phản xạ mở cơ thắt cổ bàng quang, đẩy nước tiểu ra ngoài. Tuy nhiên, khi bàng quang bị tổn thương thì nó dễ bị kích thích, phát sai tín hiệu gây ra phản xạ đó dù lượng nước tiểu rất ít, khiến cho người bệnh luôn có cảm giác muốn đi đái nhưng đái rất ít hoặc đái không ra.
( Đái dắt hay tiểu dắt xảy ra ở nam giới )
Một người bình thường sẽ đi tiểu từ 5 – 6 lần trong một ngày, trừ trường hợp uống nhiều nước thì số lần đi tiểu sẽ tăng lên khoảng 7, 8 lần một ngày. Nhưng đối với những người bị bệnh đái dắt thì mỗi ngày sẽ đi tiểu từ 10 lần trở lên.
Bạn có thể tìm hiểu về tiểu buốt, đi tiểu buốt là bệnh gì
Đái dắt ra máu
Đái là quá trình bài tiết chất thải, cặn bã ra ngoài. Thế nhưng khi hệ thống bài tiết gặp vấn đề sẽ gây ra những hiện tượng bất thường trong đó có đái dắt ra máu. Đái dắt ra máu là triệu chứng khi cơ thể có sự thay đổi bất thường. Chẳng hạn như không uống đủ lượng nước cần thiết để đào thải chất cặn bã ra ngoài, cùng với những tổn thương ở đường tiết niệu hoặc cơ quan sinh dục do cọ xát mạnh trong quá trình quan hệ. Tất cả những tổn thương đó sẽ gây ra hiện tượng đái dắt kèm theo máu.
Tuy nhiên, đái dắt ra máu cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý khác trong cơ thể liên quan đến đường tiết niệu. Ví dụ như sỏi thận, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, đái tháo đường,..Bên cạnh đó, các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cũng làm tổn thương bộ phận sinh dục, từ đó cũng gây ra hiện tượng đái dắt ra máu.
Đối với những tổn thương không phải do bệnh thì có thể tự chữa bằng cách uống đủ nước mỗi ngày, có thể dùng một số loại nước uống từ rau má, râu ngô, atiso…Những loại nước này cũng có tác dụng lợi tiểu.
Nguyên nhân đái dắt
Đái rắt có thể do nhiều yếu tố , nguyên nhân và một trong các nguyên nhân đái dắt sau:
Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý: sử dụng nhiều bia rượu, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, đồ có nhiều gia vị, cùng với thói quen nhịn tiểu, nên có cảm giác đi đái liên tục nhưng lại đái ít, cảm thấy bị rát buốt mỗi khi đi đái.
Do ảnh hưởng tâm lý: Khi rơi vào trạng thái căng thẳng, áp lực, stress…nhiều người nghĩ đến việc đi đái dù lượng nước tiểu còn quá ít bởi bó giúp cho họ có cảm giác thoải mái hơn, lâu ngày sẽ tạo thành thói quen khó bỏ.
( Nguyên nhân đái dắt cũng là do yếu tố stress tâm lý )
Bị các bệnh viêm nhiễm: Do không vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục sau khi quan hệ, nên dễ bị các vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào, gây viêm nhiễm các bộ phận bên trong có thể dẫn đến hiện tượng đái dắt.
Hẹp bao quy đầu (nam giới): phần da bao quy đầu sẽ bó sát vào với bao quy đầu, từ đó làm cho lỗ tiểu nhỏ, gây gặp khó khăn cho việc đi đái, trong đó có hiện tượng đái dắt.
Tuyệt đối không được chủ quan bởi đó có thể là biểu hiện của một trong số những bệnh lý sau:
+ Viêm niệu đạo
+ Viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt
+ Viêm bàng quang
+ Ung thư bàng quang
+ Suy thận, viêm thận hay viêm bể thận
+ Các khối u ở khu vực tiểu khung của nữ giới
+ Các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục
Cách chữa bệnh đái dắt
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh mà có biện pháp cũng như cách chữa trị bệnh đái dắt thích hợp:
• Nếu đái dắt do chế độ ăn uống, sinh hoạt: Nên uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh, để giúp cho quá trình đào thải, bài tiết của cơ thể diễn ra tốt hơn. Hạn chế uống rượu bia, các chất kích thích và ăn các đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị. Có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, để bản thân luôn trong tâm trạng thoải mái, tăng cường tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
( Không nên dùng chất kích thích để ngăn ngừa và chữa bệnh đái dắt )
• Nếu do các bệnh viêm nhiễm: các bệnh viêm nhiễm thường do vi khuẩn gây nên, do đó việc điều trị thường là dùng kháng sinh. Khi bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục thì cần phải điều trị sớm để tránh lây lan cho vợ hoặc chồng. Khi đi khám nên dẫn cả vợ hoặc chồng đi khám cùng để tránh hiện tượng người kia bị và lây ngược lại.
• Nếu đái do một căn bệnh lây truyền qua đường tình dục nào đó gây ra, bác sĩ sẽ điều trị bệnh đó trước để từ đó làm giảm triệu chứng đái dắt.
• Nếu có các triệu chứng như đau buốt vùng chậu, người sốt, run thì cần được cấp cứu ngay lập tức vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh viêm thận cấp tính.
• Để tránh xảy ra trường hợp bệnh tái phát cần đi khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ và giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là sau mỗi khi giao hợp.
Những thông tin mà bạn nên tìm hiểu : Cách điều trị đi tiểu ra máu
Bên cạnh các liệu pháp điều trị, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua và uống bất cứ loại thuốc gì để tránh tình trạng chữa trị không đúng bệnh sẽ làm cho bệnh tình càng trở nên nặng nề hơn. Sau khi khám và được bác sĩ chỉ định liệu pháp điều trị phải tuyệt đối tuân thủ, nên kiên trì, không được thấy bệnh vừa đỡ đã ngay lập tức ngưng quá trình điều trị.
Khi thấy có dấu hiệu của nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được ĩ thăm khám và chẩn đoán bệnh tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra, bởi vì đái dắt có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý.