Đi tiểu khó bất thường là bị bệnh gì có nguy hiểm không?

Tình trạng đi tiểu khó là tình trạng thường gặp ở những người lớn tuổi, cuộc sống sinh hoạt của người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn khi mắc chứng đi tiểu khó, nguy hiểm hơn đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh nguy hiểm nào đó. Và dưới đây là một số thông tin về vấn đề này mọi người cần lưu ý.

Đi tiểu khó là như thế nào?

Đi tiểu khó bất thường là bệnh gì?

Tiểu khó là tình trạng phải rặn mạnh và lâu khi đi tiểu, gây ra cho người mắc nỗi phiền toái vì mỗi lần đi vệ sinh cũng phải ở trong nhà vệ sinh lâu hơn người bình thường.

Đặc biệt còn gây ra cảm giác khó chịu khi đi tiểu nước tiểu không ra hết, khiến cho người bệnh không có cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái sau khi đi tiểu, ở vùng dưới rốn luôn có cảm giác nặng.

Thường xuyên có cảm giác buồn tiểu do đi tiểu không hết, cứ 15 – 30 phải đi một lần, thậm chí nhiều người còn có cảm giác đau khi đi tiểu.

Đi tiểu khó do những nguyên nhân nào gây ra?

Tình trạng đi tiểu khó ngoài nguyên nhân phổ biến là do nhiễm khuẩn đường tiết niệu, còn do một số nguyên nhân khác gây nên đó là:

Viêm niệu đạo: Có thể do nhiễm khuẩn Chlamydia, khuẩn cầu lậu, virus Herpes, Trichomonas hoặc do nấm Candida. Người mắc chứng tiểu khó thường có cảm giác đau buốt dọc niệu đạo, nước tiểu có màu đục, người mắc những bệnh nhiễm khuẩn qua đường tình dục, nhiễm khuẩn đường tiết niệu thường gặp phải chứng tiểu khó.

Hẹp niệu đạo: Tiểu khó trong suốt quá trình tiểu, tia tiểu nhỏ, khi đi tiểu phải dùng hết sức mà vẫn có cảm giác không hết. Những trường hợp thực hiện cắt bao quy đầu, đặt ống thông niệu đạo, mổ nội soi đường tiết niệu ngược dòng thường gặp triệu chứng tiểu khó.

Phì đại lành tuyến tiền liệt: Đối tượng nam giới lớn tuổi thường gặp tình trạng này, theo thời gian tiểu càng ngày càng khó, do khối nhân xơ tuyến tiền liệt phát triển.

Viêm tuyến tiền liệt: Nam giới mắc chứng tiểu khó thường đi kèm cảm giác tầng sinh môn bị đau buốt sâu, nguyên nhân là do thể tích tuyến tăng đột ngột, lòng niệu đạo bị hẹp gây ra cảm giác đau buốt khó chịu khi đi tiểu, dẫn đến hiện tượng tiểu khó.

Ung thư tuyến tiền liệt: Bệnh có những triệu chứng tương tự như phì đại lành tính tuyến tiền liệt, ngoài ra có thể có hiện tượng tiểu ra máu, ra máu khi xuất tinh đi kèm.

Xơ cứng cổ bàng quang: Những bệnh nhân sau khi thực hiện mổ bóc u hoặc mổ cắt đốt u tuyến tiền liệt bằng phương pháp nội soi, với biểu hiện phổ biến là đi tiểu khó, tiểu không hết, phải cố sức khi đi tiểu.

Sỏi kẹt niệu đạo: Đột ngột khó tiểu hoặc không tiểu được nữa, nước tiểu bị ngắt quãng đột ngột, yếu, nhỏ dần, những người từng mắc sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang thường gặp phải tình trạng này.

Sỏi bàng quang: Biểu hiện đó là người bệnh có giác khó đi tiểu, ngập ngừng không hết, sau khi di chuyển hoặc thay đổi tư thế thì bị tắc tiểu, các khối u xơ chèn ép niệu đạo.

Để xác định được chứng đi tiểu khó do nguyên nhân nào gây nên thì người bệnh cần phải tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám chính xác tiểu khó do bệnh nào và có hướng điều trị kịp thời trước khi tình trạng bệnh chuyển biến nặng hơn.