Bệnh giang mai là là bệnh xã hội có con đường lây bệnh chủ yếu qua việc quan hệ tình dục không an toàn, bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thậm chí đe dọa cả tới tính mạng người bệnh. Vậy bệnh giang mai là gì? Dưới đây là một số thông tin về căn bệnh này.
Bệnh giang mai là gì?
Giang mai gây ra bởi xoắn khuẩn Treponema Pallidum, bệnh giang mai có nhiều con đường lây nhiễm nhưng phổ biến đó là do việc quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh.
Xoắn khuẩn giang mai sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ phát triển qua 3 giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn của giang mai sẽ có những biểu hiện khác nhau gây khó khăn cho người bệnh nhận biết về tình trạng bệnh của mình.
Một số hình ảnh của bệnh giang mai
Bệnh giang mai được chia thành 3 giai đoạn, dưới đây sẽ là hình ảnh và thông tin của từng giai đoạn:
Hình ảnh giang mai giai đoạn đầu
Giai đoạn đầu (kéo dài từ 4 – 10 tuần) cơ thể của bệnh nhân bắt đầu xuất hiện những săng giang mai đó là những vết loét có hình tròn, đường kính 1 – 2cm, có bờ cao, cứng, người bệnh không thấy ngứa ngáy, hoặc đau. Các vết loét có thường xuất hiện tại bộ phận sinh dục, miệng, lưỡi…
Những vết loét này sẽ tự biến mất sau một thời gian nên người bệnh thường nghĩ là bệnh đã khỏi, tuy nhiên lúc này bệnh đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn 2.
Hình ảnh giang mai giai đoạn 2
Khi bệnh giang mai đã bước vào giai đoạn 2, người bệnh xuất hiện những dấu hiệu nghiêm trọng hơn, niêm mạch và toàn thân nổi mụn sần, các nốt giống như phát ban, trên cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những nốt phát ban hồng có đặc điểm đối xứng, không ngứa, vị trí mọc những nốt ban này đó là ở vùng sườn, ngực, bụng hoặc trên khắp cơ thể người bệnh. Ngoài ra người bệnh còn gặp một số biểu hiện khác đi kèm như sốt, đau họng, đau đầu, cơ thể mệt mỏi, tại vùng bẹn nổi hạch.
Những triệu chứng của bệnh giang mai ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 thường tự mất đi, nhưng tình trạng bệnh vẫn phát triển một cách âm thầm và khi tái phát tình trạng bệnh sẽ chuyển biến nặng hơn.
Hình ảnh giang mai giai đoạn 3
Khi bệnh giang mai đã chuyển sang giai đoạn 3 các tổn thương đã nghiêm trọng hơn, người bệnh bắt đầu có những biểu hiện đó là: các cơ quan như hệ thần kinh, gan, thận, tĩnh mạch bị tổn thương do những sưng mủ gây ra.
- Gôm giang mai: Vào giai đoạn này những tổn thương bắt đầu ăn sâu và cư trú vào lớp da, cơ xương của người bệnh, các gôm giang mai là những khối u sùi, thường chắc và cứng, dần dần bắt đầu loét ra và chảy mú lẫn cả máu.
- Củ giang mai: Lúc này trên bề mặt da gồ lên những tổn thương có đường kính 1cm, màu hồng đỏ, không gây đau, củ giang mai tập trung với nhau thành từng mảng.
Bạn có biết chữa bệnh giang mai ở đâu an toàn kín đáo?
Bệnh giang mai nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những tổn thương nghiêm trọng tới sức khỏe và đe dọa tính mạng của người bệnh, nên ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của giang mai cần phải tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị sớm. Ngoài ra để phòng tránh giang mai cần phải duy trì đời sống tình dục an toàn, lành mạnh, không quan hệ với những đối tượng dễ lây nhiễm bệnh như gái mại dâm, chung thủy với một bạn tình.
Trở về trang chủ: http://khamnamkhoa11.com